Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Công cụ SEONLP giúp thống kê phân tích website

Khi đã lập website và đi vào hoạt động một thời gian, thậm chí mới đi vào hoạt động, có một vài công cụ SEO thống kê phân tích website mà bạn không thể thiếu để đánh giá chất lượng website của mình. Mình giới thiệu tới các bạn một vài công cụ chủ yếu mà mình hay sử dụng và cũng được nhiều người khuyên dùng nhất.



320a7e12 8d1d 44d1 b84e d4f80b5c133a Công cụ SEO giúp thống kê phân tích website
1. Google Analytics
  • Bạn biết có bao nhiêu lượt truy cập theo tháng, ngày, họ xem bao nhiêu trang, trung bình xem bao nhiêu lâu, bao nhiêu % là người mới…
  • Bạn biết người đến website của bạn từ vùng địa lí nào
  • Biết họ xem những gì trên trang của bạn, xem những trang nào nhiều nhất, lâu nhất…
  • Biết họ tới website của bạn từ những nguồn nào là chủ yếu, Search (từ khóa nào), vào trực tiếp, vào qua link (link từ đâu)… và xem bao nhiêu trang, ở bao nhiêu lâu, bao nhiêu người vào qua từng phần (từ khóa nào, link nào…)
  • Biết người dùng sử dụng trình duyệt gì, đường truyền gì để xem website của bạn
  • ….. và ….
Hãy đăng kí 1 tài khoản miễn phí của Google Analytics và dán code họ đưa vào trong thẻ hoặc Google cách cài nhé.
2. Google Webmaster Tool
Lại một công cụ miễn phí khác của Google. Công cụ này thống kê chuyên về trang web của bạn chứ không về người truy cập. Nó giúp bạn biết về số trang bạn được Google index, những trang báo lỗi khi người dùng truy cập và không tìm thấy (link gãy), những back link liên kết tới website của bạn, những từ khóa người ta tìm thấy website bạn, và bao nhiêu click với mỗi từ khóa ấy được thực hiện….
Sử dụng Google Webmaster Tool cũng là một cách hay để bạn nghiên cứu tối ưu từ khóa sau khi website đã phát triển một thời gian và có một lượng người truy cập nhất định!
3. W3c Link Checker
Một công cụ miễn phí giúp bạn check link hỏng trên website của bạn để tránh việc người sử dụng click vào những link không dẫn tới đâu và các công cụ tìm kiếm cũng đánh giá không tốt về website của bạn với những link gãy này.
Truy cập tại: W3c Link Checker
4. Free Monitor for Google
Một phần mềm miễn phí rất hay để bạn kiểm tra xếp hạng từ khóa nào đó với website của bạn. Sau khi bạn cài đặt, chọn quốc gia Vietnam chẳng hạn, rồi add domain của bạn và keyword. Công cụ sẽ giúp bạn kiểm tra vị trí xếp hạng của những keyword đó với Google tùy theo quốc gia bạn chọn. Công cụ này giúp bạn đánh giá từ khóa mục tiêu và một vài từ khóa khác mà bạn theo đuổi.
Download phần mềm tại đây: Free Monitor for Google (miễn phí)
5. Website Grader
Một công cụ trực tuyến tuyệt vời, giúp phân tích một cách toàn diện website của bạn (dựa trên các tiêu chuẩn chung) và đánh giá so sánh với 1 website đối thủ bạn đưa ra. Mình thường sử dụng công cụ này để phân tích tổng quát về website của mình để biết so với những tiêu chuẩn chung thì còn điều gì đang gặp lỗi. Tất nhiên không phải website đứng thứ hạng cao thì không có lỗi, và ngược lại khi tối ưu hết các lỗi không có nghĩa web của bạn sẽ được xếp hạng cao, đó chỉ là những tiêu chí giúp website của các bạn hoàn thiện hơn và có khả năng được xếp hạng cao hơn thôi. Dù sao đây cũng là một công cụ tuyệt vời.
Sử dụng tại đây: Website Grader
6. Woorank
Một công cụ tương tự Website Grader trên với một số tiêu chí đánh giá khác đi, các bạn có thể sử dụng cả 2 công cụ để có những đánh giá tốt hơn về website của mình.
Sử dụng tại đây: Woorank
7. Pingdom tool
Một công cụ để test tốc độ load website của bạn, công cụ thống kê rất chi tiết và được nhiều website lớn sử dụng. Các bạn chỉ việc điền tên miền và test thử tốc độ của website mình. Tốc độ là một yếu tố mà Google cũng tính vào việc xếp hạng, ngoài ra thì người dùng cũng sẽ thích một trang web load nhanh hơn là trang web rườm rà nhiều tính năng và load mất nửa buổi mới xong chứ nhỉ?
Sử dụng tại đây: Pingdom tool
8. Webpagetest
Tương tự Pingdom tool, nhưng công cụ này test 2 lần và thời gian test cũng lâu hơn, đưa ra các thông số so sánh khác nhau giúp các bạn dễ theo dõi hơn. Mình thường kết hợp cả 2 công cụ để khách quan và tiện so sánh.
Sử dụng tại đây: webpagetest.org
9. Google speed test
Một công cụ đánh giá tốc độ website được đưa ra bởi chính Google. Ngoài ra sau khi test speed, Google còn đưa ra những khuyến nghị tối ưu website nữa.
Sử dụng tại đây: Google speed test
Có rất nhiều các công cụ tuyệt vời và miễn phí khác nhau giúp các bạn đánh giá chính xác về website của mình. Tại đây mình chỉ liệt kê ra những công cụ phổ biến nhất và mình hay sử dụng nhất, cho thấy kết quả đủ tốt (với cái giá miễn phí) để phát triển website của mình.
Hi vọng các bạn thấy hài lòng và xin chia sẻ với mình những công cụ khác mà các bạn hay dùng, nếu thấy tuyệt mình sẽ cập nhật tại đây. Chúc các bạn đánh giá và thống kê website chính xác nhất có thể.
Với nhiều người đây là công cụ không thể thiếu, với một số người tham gia kiếm tiền với GA thì lại chọn giải pháp tránh xa mọi công cụ của Google để tránh bị theo dõi và phân tích cặn kẽ dẫn đến bị banned account GA. Cá nhân mình rất thích công cụ này vì nó phân tích rất kĩ và sâu về website của bạn. Một vài tính năng rất hay với Google Analytics:

Năm sai lầm về SEONLP của các website thương mại điện tử

"SEONLP" Khi khách hàng tìm thấy bạn ở những vị trí dẫn đầu trên các công cụ tìm kiếm không những bạn có cơ hội rất lớn để khách hàng đó vào thăm website mà còn được khách hàng đánh giá rất cao về uy tín và tất nhiên bạn sẽ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu. Thế nhưng, có nhiều website lại bỏ qua những quy tắc sau đây

Chưa đầy đủ về nội dung
Hầu hết các website thương mại điện tử đều có xu hướng chú trọng thiết kế nội dung cho trang sản phẩm mà bỏ qua trang chủ và những trang danh mục. Có những trang sản phẩm nội dung phong phú có thể là đủ nếu như người truy cập chỉ tra cứu về sản phẩm của bạn, nhưng nếu như họ xem xét nhiều hơn vậy thì sẽ thế nào? Nếu trang category chỉ có danh sách sản phẩm mà không có nội dung về từng chủng loại thì coi như bạn đã bỏ lỡ một cơ hội rất lớn.
Đường dẫn (URLs) chưa phù hợp
URLs đáp ứng một số mục đích nhất định của quảng bá website (SEO). Đầu tiên, Google sẽ sử dụng những từ khóa trong URLs như một yếu tố xếp hạng. Một trang có đường dẫn www.site.com/blue-widget sẽ được đẩy lên hạng cao trong công cụ tìm kiếm đối với từ khóa “blue widget”. Tuy nhiên nhiều trang mua sắm lại không có đường dẫn đủ mức hấp dẫn. Chẳng hạn, URLs mặc định của trang OsCommerce là www.site.com/index.php?cPath=2_15&RD=LPHomTxt không chỉ thiếu từ khóa giúp Google nhận diện và nâng hạng mà nó còn không phải là kết quả tra cứu đủ hay để thu hút người ta click vào. Đa phần các trang mua sắm đều hướng tới giải pháp tối ưu hóa URLs ít nhất là để nâng cao hiệu quả tìm kiếm, không muốn nói là tới mức hoàn hảo. Nhưng khá bất ngờ là còn rất nhiều webmaster không để ý tới điều quan trọng này.
“Meta description” tốt
Tag Meta description giới thiệu trang web không được coi là một nhân tố xếp hạng trên Google, vì vậy tô vẽ nó cũng không làm cho thứ hạng của website tăng lên. Ở hầu hết các site đoạn meta description được thiết kế tự động dựa trên một số nguyên tắc cơ bản.
Tuy nhiên, meta description thường được Google trích dẫn trong kết quả search. Và như vậy, một đoạn giới thiệu hay sẽ thu hút người truy cập click vào website đó hơn là những đối thủ cạnh tranh. Đoạn trích dẫn giới thiệu hay và chất lượng sẽ là một cách thức tốt giúp bạn gia tăng lượng truy cập mà không cần phải phấn đấu tăng thứ hạng website.
Không có Alt Tag
Bất ngờ thay có nhiều cửa hàng trực tuyến không làm một việc đơn giản là đưa alt tags vào hình ảnh sản phẩm của mình. Việc đơn giản này không chỉ tạo thói quen tốt cho việc truy cập của khách hàng (người truy cập nhìn nhận sai lệch tuỳ vào alt tags), mà nó còn là một biện pháp hiệu quả thúc đẩy SEO. Google và những công cụ tìm kiếm lớn khác đánh giá đoạn text trong alt tag ít nhất cũng ngang hàng với heading, vì thế chắc chắn yếu tố này đáng để ta xét tới khi làm SEO. Thông thường đoạn alt text sẽ được thiết kế tuỳ theo mỗi hình ảnh sản phẩm, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt bạn cũng có thể chèn tên sản phẩm một cách tự động vào đoạn alt text.
Vấn đề quy chuẩn hoá
Chuẩn hoá áp dụng khi website có nhiều đường dẫn URLs. Trong các shopping cart có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này:
Một số giỏ hàng có cùng một loại sản phẩm xuất hiện ở những hạng mục khác nhau. Chẳng hạn như: xe đạp leo núi chuyên dụng có thể có mặt trong mục xe đạp nam và mục xe đạp leo núi. Tuy rằng các trang này trùng nhau, nó có thể có URLs khác nhau.
Nếu một trang có phần tổng quan về sản phẩm dài hơn 1 page thì nút “next page” đôi khi sẽ dẫn tới 1 trang cùng nội dung mà khác URLs.
Những site có cấu trúc đa nhánh có thể tạo ra vô số URLs chứa nội dung giống nhau.Giải pháp: Đặt các mẩu tag chuẩn hoá là cách thức hiệu quả để gỡ bỏ những vấn đề trên.
Kết luận
Những nhân tố nói trên có thể chưa làm gia tăng lượng truy cập website cực kỳ nhanh chóng, tuy nhiên nếu như để ý tới những yếu tố nhỏ đó sẽ giúp cho website của bạn dần dần cải thiện thứ hạng và có những chuyển biến tích cực, bạn sẽ sớm thấy sự gia tăng số lượng truy cập website một cách đáng kể

10 điều về SEONLP mà 1 blogger nên biết

Ngày nay, việc tạo một Blog hay một Website là khá dể dàng. Tuy nhiên với câu hỏi "SEO là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào" thì không nhiều người biết đến. Là một Blogger bạn nên biết về SEO (Search Engine Optimization). Hiện nay định nghĩa về SEO có rất nhiều trên các Website, bạn có thể tìm kiếm nó dể dàng hoặc tham khảo bài tóm tắt:Tổng quan về Search Engine Marketing (SEM)trên trang Web này. Ở đây mình không nhắc lại định nghĩa nữa mà muốn giới thiệu 10 điều cơ bản mà một Blogger nên biết về SEO.
d6c49159 5ab2 46da 8380 7b1ecfeaf9f1 10 điều về SEO một Blogger nên biết
BACKLINKS
Backlinks còn được gọi với một cái tên khác là inlinks, nó là một liên kết được đặt trên Website khác và trỏ (pointing) về trang của bạn. Backlinks có một tầm quan trọng rất lớn trong SEO vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới Page Rank của bất kỳ trang Web nào bao gồm cả xếp hạng tìm kiếm trên Google.
PAGERANK
Pagerank là một thuật toán mà Google sử dụng để tính toán độ quan trọng tương đối của các trang Web.Ý tưởng cơ bản đằng sau thuật toán này thực tế là một liên kết từ Website B đến Website A, điều này được xem như một lá phiếu bầu của Website B cho Website A. Số lượng liên kết đến Website càng nhiều cũng đồng nghĩa với tầm trọng (độ lớn mạnh) của Website càng cao.
ANCHOR TEXT
Anchor text ( ) trong Backlink là một phần văn bản hiện thị trên liên kết của một Website. Ví dụ: Nếu bạn vào một Website nào đó và comment với tên hiển thị là Học SEM cùng Thái và URL là http://tranquocthai.com. Lúc này "Học SEM cùng Thái" là một anchor text liên kết đến http://tranquocthai.com . Vì thế, việc bạn có được nhiều từ khóa quan trọng trên thẻ anchor sẽ giúp ích cho công việc SEO bởi vì Google sẽ liên kết từ khóa này với nội dung của trang Web bạn. Và cho dù backlinks của bạn không thật sự có được chất lượng tốt thì với anchor text nó vẫn giúp bạn gia tăng xếp hạng tìm kiếm.
META TAG
Hiểu một cách đơn giản thì Meta Tag giống như là một vài thông tin thêm mà bạn muốn gửi đến Google để họ biết rằng "nội dung trang Web của tôi là … như thế này đấy". Thẻ Meta được đặt bên trong thẻ vì thế nó ẩn với người sử dụng.
SEARCH ALGORITHM (THUẬT TOÁN TÌM KIẾM)
Thuật toán tìm kiếm của Google được sử dụng để tìm kiếm những kết quả liên quan và phù hợp nhất đến từ khóa mà người dùng truy vấn. Thuật toán ảnh hưởng bởi khoảng 200 yếu tố (Theo Google) bao gồm các giá trị như : Pagerank, Title Tag, Meta Tag, nội dung Website hay tuổi thọ của tên miền, …
SANDBOX
73af05a9 27bd 4fff 8331 945057fa8829 10 điều về SEO một Blogger nên biết
Là nơi mà Google đặt tất cả các trang Web mới ra lò. Khi Website của bạn vào SandBox thì trang Web đó sẽ không hiển thị trên kết quả tìm kiếm thông thường. Một khi chính Google xác nhận trang Web bạn là hợp pháp thì Google sẽ chuyển Website của bạn ra khỏi Sandbox và lúc này Website của bạn có thể được tìm kiếm trên Google rồi đấy.
KEYWORD DENSITY (MẬT ĐỘ TỪ KHÓA)
Mật độ từ khóa của bất kỳ trang Web nào được tính bằng cách lấy số lần keyword được sử dụng chia cho tổng số từ trong trang. Mật độ từ khóa là một yếu tố quan trọng trong SEO, bởi vì thuật toán tìm kiếm mới đánh giá rất cao về mật độ từ khóa.
KEYWORD STUFFING (NHỒI NHÉT TỪ KHÓA)
Kể từ khi Keyword Density (Mật độ từ khóa) trở thành một yếu tố quan trọng trong SEO, thì các Webmaster bắt đầu lợi dụng điều này để nhồi nhét thật nhiều từ khóa quan trọng vào Website của mình. Nhưng hãy biết rằng làm như vậy sẽ không giúp ích gì cho bạn mà ngược lại nó làm cho Website của bạn bị trừ điểm nếu bị Google phát hiện.
CLOAKING (KỸ THUẬT CHE GIẤU)
Kỹ thuật này liên quan đến việc cùng một Website mà hiển thị 2 hay nhiều nội dung hoàn toán khác nhau. Mục đích là để tăng xếp hạng Websie ở những từ khóa cụ thể, sau đó dùng lượng traffic này để sử dụng cho việc quảng cáo sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn không liên quan. Điều này nếu bị phát hiện sẽ được coi là Spam và có thể Webiste của bạn sẽ bị cấm trên Seach Engine vĩnh viễn.
ROBOT.TXT
Nó là một file txt được đặt trong file gốc domain của bạn, được sử dụng để thông báo với các Robot tìm kiếm (Search Bots) về cấu trúc Website. Ví dụ thông qua Robot.txt bạn có thể chặn các Robot không tim kiếm những thư mục bên trong trang Web của bạn. Điều này sẽ loại bỏ hoàn toàn những trang không liên quan đến nội dung chính của cả Website ví dụ như trang đăng nhập, đăng ký, …
Theo Tranquocthai

Những điều cần lưu ý khi sử dụng SEONLP

Không thể phủ nhận những ích lợi mà công cụ tối ưu hóa cỗ máy tìm kiếm (SEO) đem lại. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ, doanh nghiệp có thể đặt mình vào thế đánh cược thương hiệu của mình trên Internet. Nhẹ thì mất thời gian và công sức, nặng hơn thì thương hiệu có thể biến mất trên kết quả tìm kiếm của Google.

Việc ứng dụng SEO cho doanh nghiệp đôi khi phải cần tới sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp dịch vụ. Điều này có thể làm nảy sinh các vấn đề khác, đó là chưa kể SEO cũng có những mặt hạn chế của nó. Do đó, theo các chuyên gia, tìm hiểu kỹ về SEO để đặt vấn đề với các nhà cung cấp là điều cần thiết.

SEO và những mặt hạn chế

Theo các chuyên gia, điểm hạn chế đầu tiên của SEO là tốn thời gian và chi phí thực hiện. Thông thường SEO chính thống mất trung bình ba tháng đề bảo đảm vị trí của trang web doanh nghiệp trên Google theo hợp đồng cam kết giữa đôi bên, với các từ khóa có độ khó và tính cạnh tranh cao có thể cần đến sáu tháng hoặc hơn. Chi phí bình quân cho một dịch vụ SEO như trên vào khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Nguyên nhân chủ yếu là ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào SEO cùng với thuật toán xếp hạng trang web (Page Rank) của Google luôn được cập nhật để hoàn thiện hơn dẫn đến độ khó và tính cạnh tranh ngày càng cao.

Nhìn chung, theo ông Nguyễn Hải Long, chuyên gia tiếp thị tìm kiếm của Công ty Emerald Digital Marketing – công ty chuyên về tiếp thị trực tuyến, với khoảng thời gian cố định và chi phí cao, SEO không phù hợp với những trường hợp cần kiểm soát thông tin trên Internet trong thời gian ngắn nhất hoặc các doanh nghiệp có nhân sự phụ trách mảng tiếp thị trực tuyến biến động liên tục.

Từng có một công ty nước giải khát dù đã họp báo, đính chính thông tin, khắc phục sự cố về những rắc rối xung quanh sản phẩm của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng những thông tin không tốt về họ vẫn nhan nhản trên các trang tìm kiếm của Google. Trong trường hợp này việc ứng dụng SEO để điều hướng thông tin, theo ông Long, phải mất tối thiểu vài tháng với chi phí có thể lên đến vài trăm triệu đồng.

Điểm hạn chế thứ hai của SEO là cần phải xét đến thị truờng mà doanh nghiệp nhắm đến, bởi yếu tố địa lý, kết quả tìm kiếm sẽ phụ thuộc vào vị trí địa lý của nguồn tìm kiếm thông tin hiện tại.

Lấy ví dụ một công ty nước ngoài và một công ty Việt Nam cùng SEO một từ khóa, vị trí của công ty Việt Nam có xu hướng hiển thị cao hơn trên bảng kết quả của Google đối với người sử dụng tại Việt Nam và ngược lại. Vẫn có trường hợp công ty nước ngoài nếu SEO tốt hơn công ty tại Việt Nam sẽ được xếp ở vị trí cao hơn, nhưng thường là rất ít.

Do đó, các doanh nghiệp khi tiến hành SEO từ khóa sản phẩm, dịch vụ của mình tại các thị trường nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn cùng mức phí cao ngất ngưỡng. Trong các trường hợp này, cần cân nhắc giữa SEO và các hình thức tiếp thị trực tuyến khác nhằm đạt hiệu quả cao với thời gian và chi phí phù hợp.

Và cuối cùng, áp dụng SEO đồng nghĩa với việc tuân theo quy định của Google, những việc nằm ngoài quy định dù nhỏ nhất đều có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của SEO. Bà Trần Ngọc Linh, Giám đốc tiếp thị của Công ty TNHH Bảy Sắc Cầu Vồng, đơn vị chủ quản trang web Annanina, cho biết công ty đã dừng ý định thiết kế thêm cho trang web bắt mắt hơn vì không phù hợp với tiêu chuẩn của Google.

Tương tự như vậy, các trang web được thiết kế có nội dung không phù hợp với quy định của Google sẽ phải điều chỉnh, phổ biến nhất là các trang web thiết kế trên nền flash hoặc từ ba năm về trước và không có định hướng SEO. Một số trường hợp phải thiết kế lại hoàn toàn dẫn đến chi phí lẫn thời gian hoàn thành SEO cao hơn so với bình thường.

Quan hệ của SEOSEM

Khá nhiều doanh nghiệp quan tâm đến mối quan hệ giữa SEO và SEM (hay còn gọi là Google Adwords).

Đối với hình thức SEM, việc ứng dụng SEO tốt sẽ giúp giảm chi phí trong quá trình thực hiện quảng cáo bằng Google Adwords, bởi Google luôn "ưu ái" các trang web có nội dung tốt. Trong khi đó, SEO lại hoàn toàn không được hỗ trợ gì từ SEM dù một chiến dịch quảng cáo có thể thu hút hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày, bởi Google quy định rạch ròi giữa công cụ thu phí (SEM) và miễn phí (SEO).

Một số doanh nghiệp cho rằng trang web của họ đã có nhiều người truy cập hơn sau khi ứng dụng SEM, tuy nhiên điều này không có nghĩa là thứ hạng trang web họ tăng hoặc SEO cho trang web được cải thiện, vì theo ông Long, sau khi dùng SEM, người sử dụng đã biết đến doanh nghiệp và phần lớn tìm kiếm dựa trên các từ khóa là tên thương hiệu của doanh nghiệp. Những từ khóa này được xem là có định hướng và khác hoàn toàn so với những từ khóa chung trong quá trình SEO.

Quan tâm đến sự ràng buộc trước và sau khi ký hợp đồng

Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng làm SEO cho trang web của mình, chính vì vậy mà dịch vụ SEO hiện nay đang nở rộ, trong đó có cả những nhà cung cấp không thực sự am hiểu về SEO.

Vì vậy, theo quan điểm của bà Lưu Hoàng Anh, quyền Giám đốc điều hành Công ty CleverAds chi nhánh TPHCM, điều đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm là tính bảo mật đối với các thông tin về trang web, tên miền và nhiều trường hợp là cả mã nguồn mà doanh nghiệp cung cấp cho đơn vị làm SEO.

Điều thứ hai cần quan tâm là các điều khoản của đơn vị làm SEO bảo đảm không áp dụng các thủ thuật bị cấm có thể dẫn đến tình trạng bị Google đưa vào danh sách đen.

Và cuối cùng là các điều khoản liên quan đến thanh toán, thời gian hoàn thành và hoàn tiền trong trường hợp không đạt được vị trí cam kết.

Một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị nội thất tại TPHCM cho biết, công ty đã đầu tư SEO hơn bốn tháng nhưng vẫn chưa thấy kết quả, nhà cung cấp thì đổ lỗi cho trang web của công ty, trong khi việc kiểm tra cho thấy tình trạng của trang web hoàn toàn bình thường. Do không có điều khoản ràng buộc cụ thể trong hợp đồng, công ty gần như phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Còn theo bà Linh của Công ty Bảy Sắc Cầu Vồng, điều mà bà quan tâm nhất chính là khả năng duy trì trang web sau khi hợp đồng kết thúc. Bà cho biết, hiện công ty đã có thể chỉnh sửa, cập nhật nội dung phù hợp với trang web theo quy định của Google để giữ thứ hạng. Tuy nhiên, việc xây đường liên kết từ những trang web khác (backlink) – một yếu tố quan trọng khác giúp duy trì thứ hạng – là điều công ty đang bị vướng mắc.

Để giải quyết vấn đề này, theo ông Long của Emerald, phần lớn các trường hợp khi ứng dụng SEO tốt chỉ cần thường xuyên cập nhật thông tin lên trang web của doanh nghiệp là đủ. Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp trong quá trình triển khai đều đã cung cấp danh sách các trang web liên kết cho doanh nghiệp. Ông Long cũng cho rằng đây là vấn đề chung mà doanh nghiệp cần quan tâm để yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ.

Còn theo bà Hoàng Anh, đối với những trang web công ty có thiết kế không phù hợp để SEO nhưng không chịu thay đổi cấu trúc theo quy định của Google, cần phải có một mức phí để duy trì hệ thống các trang web liên kết nhằm giữ thứ hạng trang web đó, chi phí dao động theo độ khó của từ khóa.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp nên yêu cầu nhà cung cấp gửi báo cáo hằng tuần về việc triển khai, tiến độ thứ hạng của những từ khóa, các cách thức áp dụng và việc đặt đường dẫn liên kết ở những trang có nội dung...

Đối mặt với án phạt của Google

Như với kỹ thuật SEO, Google cũng có những quy định về xử phạt các trường hợp vi phạm tùy theo mức độ khác nhau.

Theo Google quy định, trong các trường hợp bị loại khỏi kết quả tìm kiếm, trang web của doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể nằm trong Google Sandbox hoặc Google Penalty. Trong trường hợp đầu tiên, trang web sẽ hiển thị trở lại trên kết quả tìm kiếm sau vài tháng hoặc có nguy cơ bị xóa vĩnh viễn khỏi cơ sở dữ liệu của Google trong trường hợp thứ hai. (Tham khảo quy định tại đây)

Do đó, khi phát hiện trang web bị loại khỏi danh sách tìm kiếm của Google, doanh nghiệp cần yêu cầu nhà cung cấp hoặc thuê các chuyên gia bên ngoài xác định những biện pháp SEO phi chính thống đang áp dụng cho trang web của mình và cho dừng tất cả những dịch vụ này lại. Việc tiếp theo là gửi e-mail trình bày sự việc đến Google theo hướng dẫn sau: google.com/support/webmasters/bin/answer.py?answer=35843 và chờ đợi. Theo ông Long, đây là cách tốt nhất vì dù có áp dụng biện pháp chính thống trong thời điểm này cũng rất nhạy cảm.

"Các doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra tình trạng trang web vì một khi đã rơi vào Sandbox hay Penalty, không một nhà cung cấp nào có thể lấy lại trang web của công ty từ tay Google", ông Long cho biết thêm.

Công Sang

Ba câu hỏi thường gặp về SEONLP từ khách hàng

Bạn đang có một công ty chuyên về Search Engine Optimization hoặc là một nhà tư vấn về SEONLP, tôi chắc rằng bạn sẽ gặp phải rất nhiều câu hỏi từ khách hàng (những người thuê bạn làm SEO cho công ty hoặc Website của họ).

Bạn sẽ không làm hài lòng những vị khách khó tính ấy, nếu những gì bạn biết về SEO chỉ bằng hoặc thậm chí thua những gì họ nằm được về SEO. Có những khách hàng không đặt nhiều câu hỏi dành cho bạn, nhưng ngược lại có những khách hàng không bao giờ ngừng hỏi bạn. Tuy nhiên, dù họ là những loại khách hàng gì đi nữa thì bạn cũng phải kiên nhẫn và cố gắng giải thích những điều họ muốn biết. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn một mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng của mình.
a3ff9760 693a 433e 97e1 167fcdcf5774 3 Câu hỏi thường gặp về SEO từ khách hàng

Dưới đây là 3 câu hỏi về SEO được đánh giá là có khả năng cao nhất mà khách hàng hỏi bạn:
WWW hoặc non-WWW?
Đây là một câu hỏi khá thường gặp của khách hàng rằng họ muốn bạn tư vấn liệu trang Web của họ sử dụng www trước tên miền hoặc không cần www cái nào sẽ tốt hơn. Điều này sẽ dể dàng nếu khách hàng của bạn mới xây dựng trang Web và chưa quyết định giao thức cho tên miền. Lúc này, quyết định là ở họ, họ thích có www hay không có www sau đó thiết lập tên miền theo ý thích đó. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp chút khó khăn nếu Website của khách hàng đã tồn tại khá lâu. Điều trước tiên là phải kiểm tra liên kết đến Website (incoming links) của khách hàng để xem tên miền nào mang đến lượng traffic nhiều nhất. Hoặc cách khác là bạn kiểm tra PageRank xem tên miền có www hoặc không có www cái nào có PageRank cao hơn. Với câu hỏi này hãy tìm hiểu kỷ và lựa chọn sao cho phù hợp nhất !
LÀM GÌ VỚI TRANG 404?
Câu hỏi này cũng thường được khách hàng hỏi và bạn phải chắc rằng bạn cũng đã nghe qua và tìm hiểu về nó. Lời khuyên tốt nhất của bạn dành cho khách hàng đó là kiểm tra và tìm ra nguồn gốc xuất hiện trang 404. Bởi vì nếu biết được nguồn gốc của trang 404 sẽ giúp quá trình sửa lỗi trở nên dể dàng hơn. Cách tốt nhất để tìm ra trang 404 là sử dụng Tool – ví dụ SEOMoz Pro. Nó sẽ liệt kê ra danh sách liên kết trên Website của bạn hiện trang 404 Not Found. Và cách tốt nhất sau khi tìm ra các trang 404 là sửa lỗi chúng hoặc điều hướng để người sử dụng không rời khỏi Website của bạn khi trang 404 hiển thị trên trình duyệt của họ.
TẠI SAO CHỈ CÓ 1 TRANG ĐƯỢC THU THẬP THÔNG TIN (CRAWLED)?
Đây là một câu hỏi nghe có vẻ khá là lạ nhưng trường hợp này đã từng xãy ra. Hầu hết lý do nằm ở Website của khách hàng. Hãy biết rằng liên kết Website là cực kỳ quan trọng để các Robot có thể crawl (thu thập thông tin). Dù khách hàng có đầy đủ trang Web nhưng nó không có liên kết đến trang chủ thì Robot cũng chỉ crawl mỗi trang chính mà thôi. Một lý do nữa có thể là do trang Web của bạn viết bằng Flash, nó sẽ làm Web của bạn trở nên đẹp và sinh động hơn như Robot cũng sẽ không crawled chúng
Hy vọng với những câu hỏi này sẽ giúp bạn làm việc với khách hàng của mình về SEO tốt hơn, cố gắng kiên nhẫn và cung cấp cho họ những câu trả lời làm hài lòng khách hàng, điều đó đồng thời làm tăng chính lợi thế của bạn trong công việc hiện tại.
Theo Tranquocthai